Tương quan quyền lực giữa quân đội và công hiện nay như thế nào?

Trong những ngày cuối năm, theo giới quan sát, ông Tô Lâm trên cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng hoàn toàn vắng mặt trong 2 sự kiện lớn của đơn vị này.

Mối quan hệ giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và phe tướng lĩnh quân đội hiện nay được cho là phức tạp và có sự cạnh tranh quyền lực. Phe quân đội đang nỗ lực kiềm chế việc thâu tóm quyền lực không có điểm dừng của ông Tô Lâm và phe Hưng Yên.

Có những đánh giá cho rằng, Tổng Bí thư Tô Lâm bị buộc phải chủ động hòa hoãn, và chấp nhận nhường ghế Chủ tịch nước cho Đại tướng Lương Cường – người của phe quân đội tại Hội nghị Trung ương 10, hồi đầu tháng 10/2024. Điều này cho thấy tham vọng độc chiếm quyền lực cao nhất trong Đảng của ông Tô Lâm, theo mô hình nhất thể hóa, đã không thành công.

Ngày 11/12, Chủ tịch nước Lương Cường bất ngờ thăm và làm việc với Bộ Công an, đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ công luận. Trong buổi làm việc, ông Lương Cường đã yêu cầu Bộ Công an tổ chức bộ máy tinh gọn, mạnh mẽ, phù hợp với chủ trương sắp xếp và tinh giản hệ thống chính trị hiện nay.

Theo giới quan sát, chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch nước Lương Cường tại Bộ Công an, đã cho thấy sự cạnh tranh quyền lực giữa 2 phe công an và quân đội nói riêng, và sự điều chỉnh quyền lực giữa các phe phái trong nội bộ Đảng.

Ngay sau đó Tô Lâm đã phản ứng, ngày 12/12, phát biểu trong Lễ kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu Đảng bộ Quân đội phải làm gương trong quá trình sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, để hoạt động hiệu quả.

Chưa hết, ngày 14/12, báo Công An Nhân Dân có đăng bài viết của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đặt ra 6 yêu cầu của ngành công an đối với quân đội. Theo đó, Bộ trưởng Quang nhấn mạnh yêu cầu quân đội phải tham mưu, phối hợp chặt chẽ với công an, để bảo vệ an ninh chính trị, và phù hợp với tình hình mới.

Đây được cho là hành động “đổ dầu vào lửa”, khiến cho phe tướng lĩnh quân đội hết sức bất bình. Một số nhà phân tích cho rằng, trong khi lực lượng công an ngày một tăng cường, mở rộng quy mô của bộ máy, bằng sự hiện diện của trên mọi lĩnh vực ở khắp các ngành nghề, ông Tô Lâm vẫn áp đặt lên phe quân đội theo kiểu ra lệnh. Điều đó đã cho thấy Tổng Bí thư Tô Lâm muốn đặt công an lên trên quân đội một cách có chủ ý.

Những điều vừa kể đã cho thấy, phe Công an của Tổng Bí thư Tô Lâm muốn nắm trọn quyền quản lý luôn phe quân đội. Mục đích để hoàn thiện thể chế độc tài công an trị trên toàn cõi Việt Nam.

Hầu hết các tướng lĩnh quân đội đã bày tỏ thái độ không hài lòng với việc một cựu lãnh đạo ngành công an làm Bí thư Quân ủy Trung ương, để lãnh đạo trực tiếp phe quân Đội.

Trong khi, lực lượng tướng lĩnh quân đội luôn luôn nắm vai trò chủ công, và có vai trò điều chỉnh quyền lực của chính trường. Lãnh đạo của quân đội là khối lớn nhất trong Ban Chấp hành Trung ương, với tổng số ủy viên Trung ương Đảng, gấp gần 4 lần số ủy viên trung ương của ngành công an.

Tuy nhiên đa phần các ủy viên Bộ Chính trị hiện nay xuất thân từ ngành Công An bỏ xa các ủy viên Bộ Chính trị đi lên từ quân đội. Hơn nữa, ông Tô Lâm vẫn đang tiếp tục ráo riết đưa người của mình vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, phe quân đội đang nỗ lực vươn lên, trên cơ sở của sự đồng thuận, đoàn kết nội bộ và nhất trí cao hơn. Theo đó, ông Tô Lâm đã nhận thấy phản ứng từ phe quân đội, được cho là có sự hậu thuẫn từ phía Bắc Kinh, là một mối đe dọa nguy hiểm. Chúng ta hãy chờ xem!

 

Trà My – Thoibao.de