Tổng Bí thư yêu cầu bỏ lối trên “rải thảm” nhưng Bộ Công an vẫn cứ “rải đinh”?

Việc các lãnh đạo Việt Nam và Tổng Bí thư Tô Lâm “nói không đi đôi với làm” là điều thường thấy. Điều này không chỉ làm suy yếu niềm tin của người dân mà còn gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho việc phát triển của đất nước.

Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá Phát triển Khoa học, Công nghệ, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra yêu cầu cần loại bỏ ngay tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh”. Thậm chí, theo ông Tô Lâm, “Những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất”.

Thuật ngữ “trên rải thảm, dưới rải đinh”, thường được dùng để phê phán những cá nhân, tổ chức, hoặc chính sách có vẻ bề ngoài tốt đẹp nhưng thực chất không mang lại lợi ích thực sự cho người dân.

Nó cũng có thể ám chỉ sự giả dối, thiếu minh bạch, hoặc sự lợi dụng quyền lực để tạo ra vẻ hoàn hảo bên ngoài, nhưng thực tế không phải như vậy. Trong quản lý nhà nước, có thể ám chỉ những chính sách được công bố rầm rộ, nghe có vẻ tốt đẹp, nhưng khi triển khai lại gặp nhiều vướng mắc, thậm chí gây hại cho người dân.

Đầu tháng 8/2024, ngay sau khi chính thức trở thành Tổng Bí thư, ông Tô Lâm đã có những tuyên bố về việc đưa đất nước vào “Kỷ nguyên mới”. Về nội dung nâng cao đời sống nhân dân, ông Tô Lâm đã đề cao mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Cụ thể, Nghị định 168 CP – 2024 ban hành vào ngày 26/12/2024, và có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Theo Nghị định này, 26 lỗi vi phạm giao thông bị tăng mức tiền phạt lên nhiều lần. Đáng chú ý, Nghị định 168 còn đưa ra những quy định bắt buộc vô lý “cười ra nước mắt”.

Như quy định bắt buộc trường hợp đi bộ sang đường ở những nơi không có vạch kẻ đường, đèn tín hiệu, cầu vượt, hầm đi bộ thì phải vẫy tay báo hiệu khi sang đường. Đây là quy định không phù hợp với thực tế, vì sẽ ra sao với người già, trẻ em, người khuyết tật. Nó cũng tạo thêm áp lực không cần thiết cho người đi bộ là một ví dụ.

Theo thống kê từ Bộ Công An, chi trong 6 ngày đầu áp dụng, cảnh sát giao thông đã thu trên 187 tỷ đồng. Và sau 2 tuần áp dụng, Nghị định 168 đã góp phần làm gia tăng tình trạng tắc nghẽn giao thông “nghiêm trọng” chưa từng thấy tại các thành phố lớn.

Tới mức, ngày 13/1, Thủ tướng đã ra yêu cầu tổ chức giao thông hợp lý, khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và Sài Gòn. Đây chính là lý do, công luận thấy rằng, Nghị định 168 với mục đích chính yếu nhằm tăng thu cho lực lượng cảnh sát giao thông?

Nghị định 168 bị đánh giá là chủ trương “tận diệt” người dân, và những tác động tiêu cực và hệ lụy mà nó gây ra đối với đời sống kinh tế – xã hội. Điều đó đã dẫn tới sự bất mãn, và thiếu niềm tin của dân chúng trên phạm vi rộng đối với chính quyền. Đây được cho là mầm mống, là nguồn gốc của sự bất ổn trong xã hội.

Công luận cho rằng, trong vai trò Tổng Bí thư, nếu không có sự chấp nhận của ông Tô Lâm thì không thể có Nghị định 168. Chắc chắn ông Tô Lâm phải được Bộ Công an tham vấn, nếu không muốn nói là Tổng Bí thư Tô Lâm người đưa ra quyết định cho Nghị định này.

Theo giới chuyên gia, Bộ Công an và Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang với tâm lý áp đặt trong việc chủ trì soạn thảo. Đồng thời, thiếu sự tham vấn từ các bên liên quan và thử nghiệm đầy đủ trước khi đưa ra áp dụng chính thức.

Những tác động tiêu cực và hệ lụy mà Nghị định 168 gây ra đối với đời sống kinh tế – xã hội, đặc biệt là đối với người dân. Điều này dẫn đến sự bất mãn và phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng. Đây là điều sẽ dẫn đến sự mất ổn định của quốc gia.

 

Trà My – Thoibao.de