Sáng 29/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích quốc gia Kim Liên. Cùng đi với Tổng Bí thư có các hàng loạt ủy viên Bộ Chính trị, và các lãnh đạo 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Theo giới phân tích quốc tế, trong bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay mối quan hệ giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo phe Nghệ Tĩnh được đánh giá là căng thẳng, và mang tính đối đầu. Điều đó đã tạo nên bức tranh chính trị phức tạp và biến động trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phe Nghệ Tĩnh bao gồm các lãnh đạo và cựu lãnh đạo cấp cao từ 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, được đánh là một thế lực chính trị mạnh, từng có sự hậu thuẫn rất lớn từ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo giới thạo tin, kể từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có dấu hiệu suy yếu về quyền lực. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm tầm ảnh hưởng của phe Nghệ Tĩnh.
Cụ thể, ông Tô Lâm được cho là đã tiến hành các chiến dịch nhân danh chống tham nhũng để nhắm vào các lãnh đạo chủ chốt của phe này, nhằm củng cố quyền lực và loại bỏ các đối thủ chính trị.
Trường hợp của cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bất ngờ ngã ngựa; hay như việc Bộ Công an tiến hành bắt giữ cấp phó của ông Phan Đình Trạc – Trưởng Ban Nội chính Trung ương, là những ví dụ điển hình.
Tuy nhiên, phe Nghệ Tĩnh đã không ngồi yên trước các động thái tấn công có chủ đích của ông Tô Lâm và Bộ Công an như vừa kể. Theo đó, lãnh đạo 2 phe Nghệ An và Hà Tĩnh đã tổ chức các cuộc họp, để bàn bạc chiến lược đối phó, với sự tham gia của các lãnh đạo và cựu lãnh đạo cấp cao nhằm tìm cách phản công đối với ông Tô Lâm.
Về tương quan lực lượng, 2 phe Nghệ An và Hà Tĩnh, trước đây đã được ưu ái rất lớn của Tổng Trọng trong việc sắp xếp nhân sự lãnh đạo cấp cao. Cụ thể, trong Ban Chấp hành Trung ương Khóa 13, cho đến nay, phe Nghệ An có 2 ủy viên Bộ Chính trị và 14 ủy viên Trung ương (1 dự khuyết). Phe Hà Tĩnh có 1 ủy viên Bộ Chính trị và 11 ủy viên Trung ương.
Trong khi phe của Tổng Bí thư Tô Lâm có 2 ủy viên Bộ Chính trị, và 6 ủy viên Trung ương. Đó là chưa kể các ủy viên Trung ương khác ngoài Bộ Công an vốn là những người thân cận của ông Tô Lâm. Tuy nhiên, ông Tô Lâm có lợi thế lớn là có nhiều các ủy viên Bộ Chính trị xuất thân từ ngành công an chiếm số lượng khá đông.
Trong bối cảnh chính trường Việt Nam hiện nay, sự phân chia quyền lực giữa phe của Tổng Bí thư Tô Lâm và Bộ Công an, với các phe chống đối đang diễn ra phức tạp. Các phe phái được coi là chống ông Tô Lâm, bao gồm nhóm Nghệ An, Hà Tĩnh và phe Quân đội. Các phe phái này đang tìm cách cân bằng và hạn chế sự bành trướng của phe Tô Lâm và Bộ Công an.
Đây là lý do, mặc dù Tổng Bí thư Tô Lâm giữ vị trí Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng không hoàn toàn kiểm soát được phe quân đội.
Trong bối cảnh quyền lực của Tổng Bí thư Tô Lâm và phe cánh có thể đang suy giảm nhanh chóng, đặc biệt sau Hội nghị Trung ương bất thường ngày 25/11 vừa qua. Đã có những đồn đoán cho rằng, các tướng lĩnh thuộc phe quân đội có thể đang tìm cách “tính sổ” với ông Tô Lâm, trước Đại hội Đảng 14. Điều đó đã tạo ra áp lực đáng kể đối với quyền lực của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Phải chăng, đây là lý do, Tổng Bí thư Tô Lâm đã về Nghệ An mượn danh đến dâng hoa, dâng hương tại quê hương Chủ tịch Hồ Chí minh, nhưng thực chất là để thỏa thuận với các lãnh đạo chủ chốt của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Trà My – Thoibao.de